Góc chùm ánh sáng của đèn led giúp kiểm soát lượng ánh sáng phát ra từ đèn để tránh lãng phí năng lượng và phục vụ cho các mục đích trang trí.
Góc chùm ánh sáng là khái niệm chỉ có ở đèn led. Giống như nhiệt độ màu và chỉ số kết xuất màu, góc chùm là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng chiếu sáng của đèn led. Bài viết này sẽ tổng hợp và giới thiệu chi tiết các thông tin về góc chùm ánh sáng đèn led đến quý khách hàng.
Góc chùm của ánh sáng là thuật ngữ mô tả góc mà ánh sáng phát ra từ đèn. Đường đi của chùm ánh sáng càng hẹp thì góc chùm có số đo độ càng nhỏ và ngược lại. Trong đó một góc chùm ánh sáng hẹp sẽ tạo ra chiếu sáng điểm nhấn (dùng trong trang trí hoặc làm việc). Còn góc chùm rộng sẽ cho chiếu sáng tổng quan (dùng cho ánh sáng xung quanh).
+ Góc chùm ánh sáng là tính năng giúp gia tăng hiệu suất chiếu sáng của đèn led, tránh lãng phí năng lượng. Ở đèn truyền thống, ánh sáng đi từ đèn không có tính định hướng. Nói cách khác góc chùm ánh sáng là khái niệm không có ở đèn truyền thống. Vì vậy sử dụng đèn truyền thống gây lãng phí ánh sáng.
+ Chọn bóng đèn với góc chùm ánh sáng phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt trong thiết kế nội thất.
+ Góc chùm ánh sáng được chia thành 2 loại cơ bản là: góc chùm rộng và góc chùm hẹp. Trong đó góc chùm hẹp sẽ khiến ánh sáng tập trung vào một điểm và làm nổi bật vị trí được chiếu sáng đó. Ngược lại góc chùm rộng sẽ có xu hướng trải đều ánh sáng cho toàn bộ không gian. Cụ thể nếu bạn cần chiếu sáng cho phòng khách thì nên chọn dòng đèn led âm trần hoặc đèn led ốp trần có góc chùm sáng > 60° để khuếch tán ánh sáng đều đặn. Còn với nhà bếp, đèn chiếu sáng sẽ cần có góc chùm hẹp < 25° để tạo ra ánh sáng tập trung cho công việc bếp núc được thuận lợi.
+ Các khu vực phòng chờ, phòng sinh hoạt chung sẽ cần đèn có góc chùm rộng vì đây là không gian không cần quá sáng. Những hoạt động diễn ra trong không gian này thường là xem tivi, thư giãn hoặc đọc sách vì vậy bạn không cần ánh sáng tập trung làm nổi bật vị trí nào cả. Mặt khác các góc chùm hẹp sẽ phù hợp với phòng có trần cao như thư viện, phòng nghiên cứu. Đối với tất cả các phòng khác trong nhà hoặc văn phòng của bạn, đèn chiếu sáng với góc chùm từ 35 độ đến 45 độ sẽ phù hợp. Dù vậy bạn vẫn phải chú ý đến khoảng cách ánh sáng và ứng dụng chi tiết của nó.
+ Ưu điểm của bóng đèn góc chùm hẹp là nó có thể đem lại ánh sáng điểm nhấn, thu hút sự chú ý của mọi người vào các tác phẩm nghệ thuật hoặc chi tiết thiết kế đặc sắc nào đó trong không gian. Còn đèn có góc chùm rộng đảm bảo không gian sẽ có đầy đủ ánh sáng. Đèn góc chùm rộng cũng cho phép không gian sử dụng ít bóng đèn hơn. Bất kỳ sự lạm dụng nào với đèn góc chùm rộng/hẹp đều gây lãng phí năng lượng chiếu sáng.
+ Khi chọn góc chùm ánh sáng cho bóng đèn cần xem xét cơ bản yêu cầu chiếu sáng của không gian. Trong thực tế, đối với bất kỳ mục đích chiếu sáng nào chúng ta cũng cần cân nhắc các yếu tố về thông số kỹ thuật đèn lẫn chi phí mua/ lắp đặt sản phẩm.
+ Các góc chùm phổ biến nhất là 24°, 36° và 40°. Cụ thể như sau:
Góc chùm ánh sáng là một trong những tính năng quan trọng của đèn led nhưng lại ít được người dùng quan tâm. Hi vọng với thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn chi tiết về thông số này để tìm được sản phẩm chiếu sáng phù hợp.